Chuyển tới nội dung

Giúp người là giúp mình hại người là hại mình

  • bởi

Có câu cửa miệng rằng:
“Giúp người là giúp mình hại người là hại mình, làm hại người khác chính là hủy diệt chính mình!” Cũng có nhiều người không đồng ý với câu nói trên! Nhưng hãy nhìn kỹ bức hình ngay bên dưới bạn sẽ thấy được rõ ràng.

Xem thêm: Vì sao người lương thiện lại gặp trắc trở?

Giúp người là giúp mình hại người là hại mình
Đoán xem, sau khi nổ súng, người chiến thắng là ai? Giúp người là giúp mình hại người là hại mình
  • Tại sao chúng ta đối xử với nhau càng ngày càng đề phòng?
  • Tại sao chúng ta ngày càng thận trọng với cuộc sống?
  • Tại sao cứ phải sống giả dối?
  • Mọi thứ tốt hay xấu là do chính mình tạo nên!

Hãy rộng lượng, khoan dung, và biết nghĩ cho người khác! Nhất định cuộc sống sẽ đẹp lên trong mắt bạn mà không cần ngồi ước mơ về một cõi sống thiên đường.

Sự thật là nếp sống thiện lương và cư xử tốt với thế giới quanh mình là bạn đang cư xử tốt đối với bạn thân vì lẽ tương sinh, cộng tồn là bản chất của đời sống này.

Từ xưa đến nay, nhân quả chính là thứ công bằng nhất trong vũ trụ. Bất kể làm điều tốt hay xấu, cũng như thiếu nợ ai những gì, tất sẽ có báo ứng và hoàn trả tương xứng.

Trời Phật đang theo dõi những việc làm của con người, trong bất kể thời khắc nào hãy luôn tự nhắc nhở mình giữ được sự thiện lương. Hãy ghi nhớ những nguyên tắc làm người căn bản cần có của một người:

  1. Đừng bao giờ đánh giá bình luận về ai. Luôn biết kiềm chế tính khí của bản thân, thường xuyên giữ mình luôn bình tĩnh hòa ái, bởi nếu xúc động sẽ rất dễ làm những việc sai lầm mà bản thân không cứu vãn lấy lại được.
  2. Đừng để ý tới những lời nói và những đánh giá không tốt về bạn, cũng đừng vì nó mà mệt mỏi đau khổ. Hãy làm một người bình thường, đơn giản và thành thật. Đừng nên ảo tưởng cũng đừng nên lo lắng những chuyện không đâu.
  3. Hãy dùng thái độ hòa ái thiện đãi với người và với mọi sự việc. Không nên tùy tiện cáu giận với người khác. Hãy luôn giữ đầu óc được tỉnh táo, biết mình biết người, đừng nên tự cao tự đại.
  4. Đau khổ chỉ có thể trong một giai đoạn thời gian nhất định, sau khi qua đi quay đầu nhìn lại, mới hiểu ra thực sự nó không là gì cả. Nên học cách buông bỏ nó bởi khi bạn càng nắm nó chặt, sẽ càng không cách nào tự thoát khỏi nó.
  5. Mỗi một người là một cá thể độc lập, Không có ai không thể sống khi phải rời khỏi một ai đó. Đừng nên tự cao tự đại cho mình là người có nhiều đóng góp cho tập thể, cho dù không có bạn mặt trời vẫn mọc như bình thường.
  6. Hãy học cách khoan dung với người làm tổn thương tới bạn. Nguyên nhân vì họ cũng rất đáng thương khi bị quá nhiều áp lực đè nén dẫn tới mất tự chủ của bản thân.

Hãy luôn ghi nhớ rằng đằng sau ánh hào quang thành công của mỗi người có rất nhiều đau khổ của họ mà người khác không biết. Hãy mỉm cười và âm thầm chúc phúc với cả những người bạn không thích bởi trong mỗi người ai cũng có một phần thiện lương tốt đẹp.

Từ ngàn năm qua, các bậc thánh nhân khi truyền đạo bình luận về đạo đức, thường truyền những luân lý đạo đức làm người cần có cho con người thế gian, hình thành nên nền văn hóa chính thống chủ yếu là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Phật gia giảng thiện, Nho gia giảng nhân ái và tự kiềm chế nhẫn nhịn, dạy người ta biết chân thành thiện đãi với mọi người. Hành thiện cứu người, khoan dung nhẫn nhượng, xây dựng nên nền văn hóa Trung Hoa với cốt lõi hạt nhân là Chân Thiện Nhẫn.

Trên thế gian này những người luôn hành thiện tích đức, nhất định sẽ có một tương lai tốt đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 

Developed by benhvienlongxuyen.com
DMCA.com Protection Status