Chuyển tới nội dung

Nghĩ về chữ tham

Pháp thoại Nghĩ về chữ tham được thầy Thích Thiện Thuận thuyết giảng tại chùa Hạnh Sơn, 72 ấp 3, xã Tân Hạnh, Biên Hòa, Đồng Nai

“Tham thì thâm, cổ nhân dạy thế”, đó là những bài học đầu đời khi chúng ta cắp sách đến trường. Sở dĩ như thế là vì bất cứ ai cũng nhận biết được sự nguy hại của lòng tham, nhất là khi chúng ta quá chiều chuộng nó, biến chúng thành lòng tham lam vô độ, tất sẽ gánh lấy những hậu quả tệ hại cho cả thân lẫn tâm. Thế nhưng với thời buổi hiện đại vẫn còn đang trên đường phát triển mạnh mẽ, không ít ý kiến cho rằng lòng tham là căn bản để loài người tiến bộ hơn, tiêu diệt lòng tham, là một cảm xúc tự nhiên của loài người, tức là tiêu cực và đi ngược với lẽ tự nhiên. Với người theo quan điểm này thì không nên khống chế lòng tham mà hay nhất là tìm cách hướng lòng tham trở thành lợi ích cho loài người và xã hội.

Tiếc rằng con người vốn vô minh, luôn luôn chiều đãi theo bản ngã, ưa thích không tự biết giới hạn nên lòng tham mỗi ngày càng phát triển mạnh. Nó như cây cỏ mọc hoang, nếu không được cắt xén hàng ngày, nhổ bỏ những loài cỏ độc hại thì chẳng mấy chốc “cỏ tham” sẽ tràn ngập tâm hồn và làm cho “cây đạo đức” chết dần vì thiếu đất sống.

Trong Đạo Phật, Tham chính là độc dược thứ nhất trên thế gian, là nguyên nhân hàng đầu đưa đến đau khổ và phiền não. Do vậy, dù chúng ta đã nhận biết được sự độc hại của nó, cũng nên tìm hiểu cặn kẽ hơn nữa, đừng để cho vô minh và si ngốc che khuất những nguy cơ mà lòng tham đang ẩn tàng trong tâm của mỗi người.

4.8/5 - (6 bình chọn)

1 bình luận trong “Nghĩ về chữ tham”

  1. NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO
    Nguyện đem công đức này
    Hướng về khắp tất cả
    Đệ tử và chúng sanh
    Đều trọn thành Phật đạo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 

Designed by hocgioitienganh.com
DMCA.com Protection Status