Mỗi năm chúng ta đều làm lễ Phật Đản sanh, ngày người sanh ra để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau luân hồi. Ngày ấy là một dấu ấn trong tim người con Phật. Nhớ ngày ấy là nhớ thương Phật, cho phép tôi đưa cảm nghĩ của tâm thức mình vào ngày Đản sanh.
Thưa Phật.
Con thưa Phật bằng con tim của con, con tim ấy còn vô minh nhưng cũng còn có Phật tánh biết và yêu thương Phật. Thương người đã được sanh ra là một diệu kỳ của thế gian, một đứa bé mạnh khỏe to lớn và cường tráng ngay từ ngày mới sanh và mẹ người phải giải phẫu bụng để sanh người (?). Người đi 7 bước và chỉ trời chỉ đất chỉ có Phật tánh là cái tôi (ngã) đích thật tối thượng của chúng sanh. Cái tôi ấy như một dòng tâm thức bị luân chuyển không ngừng nghỉ hết kiếp này đến kiếp khác bởi nghiệp duyên và nguyện hạnh. Người đã tu khổ hạnh và khám phá con đường ấy không đi đến giải thoát và người đã ngồi dưới cội bồ đề thiền 49 ngày giác ngộ. Sau khi giác ngộ người đập tay xuống đất và nói đất này trời này chứng ta chánh đẵng chánh giác tìm được con đường giải thoát diệt tận cùng hết lậu hoặc sinh tử luân hồi khổ đau của kiếp người. Chư thiên hiện chung quanh người bảo vệ người trong lúc ngồi thiền định, không cho ma vương quậy phá và cuối cùng reo mừng khi người đắc đạo. Người đã thể theo lời khẩn cầu của chư thiên mà dùng thiền định, giảng cho chư thiên cõi trời bài pháp đầu tiên là Hoa Nghiêm kinh mà sau này Bồ Tát Long Thọ viết lại. Rồi người mới chuyển pháp luân đầu tiên trong cõi ta bà này qua bài pháp Vô ngã tướng cho 5 anh em Kiều Trần Như. Theo đó người có 3 cái minh khi chứng ngộ là biết về các kiếp trước của chính người, của các chúng sanh, và cái minh thứ 3 là Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, 12 nhân duyên. Người đi truyền bá chân lý ấy cho chúng sanh với một tâm hồn diệt ngã tận cùng. Vua Tịnh Phạn cha của người bảo rằng con là một hoàng tử con muốn đi tu thì cũng được, nhưng con mang hết tăng đoàn của con về đây cha cho một nơi chốn để con thuyết pháp. Và hàng ngày cung cấp cho tăng đoàn các buổi ăn đầy đủ, con không cần đi khất thực và ở trong rừng chịu mưa gió khổ hạnh. Người từ chối và nói cùng Ananda rằng chúng ta đi khất thực là để diệt tận cùng cái ngã của chính mình, và cũng xứng đáng mang cái công hạnh của mình tu tập ban cho phước đức cho chúng sanh cúng dường. Thật thương cho người từ bi tuyệt đối như thế. Một vị hoàng tử mà đi chân đất quần áo chỉ có một y một bát, đi khất thực cùng tăng đoàn và giảng đạo pháp của người phổ độ cho chúng sanh. Một hôm đang đi khất thực người gặp một em bé gái chạy đến mang một nắm đất cát bỏ vào bình bát của người, Ananda giận cản ngăn người không cho mà từ tốn mỉm cười cảm ơn cô bé ấy. Ananda hỏi tại sao thế ? Người trả lời vài kiếp sau này chính cô bé ấy sẽ là vị vua duy nhất của Trung Hoa, dâng cả lãnh thổ dâng cho đạo Phật, xiển dương đạo ta khắp đất nước mà người làm vua. Đấy là vị vua Võ Tắc Thiên Trung quốc. Nhờ cái minh thứ hai mà người nhìn được nhiều kiếp trước và kiếp sau của chúng sanh. Trong kinh Đại Bát niết Bàn trước khi người nhập diệt, Ananda hỏi người từng vị tỳ kheo tu hành là đệ tử người, sau này có ai đạt được đạo, đẳng cấp độ nào, từng người được Phật giãng rõ kiếp sau họ đi đến đâu.
Thưa Phật
- Người nhìn ra được chúng sanh có quá nhiều sự chênh lệch từ kiến thức, nghiệp báo căn cơ và trình độ, nên người giảng đạo có 84000 phép tu khác nhau để chúng con tự mình thấy, khám phá ra con đường nào thích hợp với mình mà chọn tu tập. Chúng con vô minh lại tranh cãi gây nhau, cho rằng con đường tôi chọn là đúng đắn, rốt ráo, hay nhất đạt giác ngộ cao nhất. Thật tội nghiệp cho sự vô minh nầy. Chúng con không hiểu rằng chúng con có người am hợp cái thực tiễn, chấp thật duy lý và tôi luyện bằng giới định tuệ, nên chúng con chọn tu tập theo Nguyên Thủy.
- Có người chúng con thích triết lý sâu xa của bản thể, chân lý bằng tư duy thiền định và triết học, thì chọn Đại Thừa, đó chỉ là cái hình bóng, cái bản thể của Nguyên Thủy chứ không có gì đi khác là ra ngoài con đường giải thoát. Căn nhà mà người thường bảo là đang lửa cháy ấy, mà mỗi chúng sanh thích khác nhau cứ đam mê không chịu chạy ra, nên người mới giảng 84000 pháp môn để chúng sanh chạy ra khỏi căn nhà tham sân si đó. Đường đi nào cũng đều đi đến kết quả, chạy ra khỏi lửa là con đường giải thoát. Đến ngày người sắp nhập diệt người đã dặn dò Ananda rằng, sau này là thời mạt pháp có nhiều kẻ ngoại đạo nhân danh ta mà giảng đạo sai lạc, đưa chúng sanh đi sai đường không giải thoát được luân hồi. Con hãy lấy giới luật làm kim chỉ nam và quy theo 4 y mà tu tập: y pháp bất y nhân, y nghĩa bất y ngữ, y trí bất y thức, y kinh liễu nghĩa bất ý kinh bất liễu nghĩa. Chúng con từ đó đến nay vẫn còn mang nặng sự mập mờ tranh cãi, thế nào là kinh liễu nghĩa và không liễu nghĩa. Liễu nghĩa là kinh đưa đến giải thoát đến sự an tịnh và chân thật của chúng sanh. Phê phán kinh liễu nghĩa là nó chứa đựng hai yếu tố là vô ngã và chấp nhận vô thường duyên khởi là quy luật vận hành. Vì do duyên nên kinh đó cũng sẽ không cố định mãi mãi, mà phải tùy duyên thay đổi theo thời gian và am hợp với hoàn cảnh của chúng sanh. Chính vì lý do ấy mà kinh Phật cũng am hợp với thế kỷ xa xưa và hiện nay mà giảng dạy hiểu và tu tập. Khi xưa không có duy thức ra đời nên kinh có khác và ngày nay có duy thức nên kinh có khác. Khi xưa các lậu hoặc còn rất ít nên tham sân si rất dễ tiêu diệt, ngày nay khoa học và kỹ thuật chạy theo tham sân si của chúng sanh, nên lậu hoặc càng ngày càng nhiều, dày đặc thỏa mãn cái ngã, cái cảm thọ của tham và cuộc sống càng nhiều chủng tử bất thiện vào trong tàng thức, nên tu tập càng khó khăn hơn. Đúng là thời kỳ Phật dạy mạt pháp, mạt đây không có nghĩa là tàn mạt mà có nghĩa là cái ngọn mà quên đi cái gốc. Vì chạy theo cái dục tánh con người, càng tu tập theo ngọn mà không biết cái gốc nó để diệt trừ.
- Vì quá nhiều dục tánh thỏa mãn, nên đời sống càng khó khăn để tiêu diệt tham sân si hơn ngày xưa thời đức Phật tại thế. Và chính vì thế nên khi chết, chúng sanh không đạt sáng suốt của tánh giác, mà biết đâu là không còn tham còn sân nên đành đọa vào địa ngục và còn si nên thành súc sanh. Phải tu tập để nhìn được điều đó thì mới thành người để tu tập tiếp kiếp sau. Tu tập là hiểu thấu cận tử nghiệp chính là vậy. Cuộc sống càng tiến bộ càng nhiều cung phụng thỏa mãn cho cuộc sống nên tham sân si càng dày đặc. Kế tiếp là các vị tăng giảng cũng tùy tiện theo tính cách thỏa mãn chúng sanh về tâm lý, về dục tánh nên cũng bẻ lái con đường đạo Phật. Phật dạy hãy suy xét khi nghe giảng pháp, là có thật là vô ngã không, vì chỉ có vô ngã nên không giảng để tôn thờ cái ngã cái tôi của vị thầy, chạy theo để thành một môn phái, bè phái mà được tôn vinh là Phật sống. Các vị thầy được tôn thờ cung phụng càng làm khó khăn thêm diệt ngã. Kế tiếp là nghe giảng xét đoán có chấp nhận do duyên khởi hay không, hay chấp là cố định không chấp nhận sự đổi thay vô thường. Chấp nhận vô ngã và duyên vô thường là đi đúng kinh Phật dạy tức là diệt được tham sân si. Càng hiện đại thì tham sân si càng thể hiện dưới hình dáng rất vi tế, khác nhau và sâu xa chứ không đơn thuần dể hiểu được. Chúng sanh phải hiểu và tự xét tâm mình mỗi từng sắc na đó là phản quang tự kỹ của thiền định.
Thưa Phật,
- Vì người không để lại một kinh luận gì cố định như các tôn giáo khác, nên con học tập tu tập theo người một cách “thông minh”. Chọn những gì trong lịch sử Phật ghi lại mà nghiên cứu thiền định tu tập.
- Khi mẹ người mất về trên cõi trời đâu lợi, người trả hiếu đã đi lên cõi trời giảng cho mẹ người đạt ngộ đạo đắc A la Hán. Người giảng những gì? Và tại sao nghe được thì đắc đạo A la Hán? Vì đi lên cõi trời đâu lợi, nên Ananda chưa thành A la Hán nên không thể đi nghe được người giảng gì, mà chỉ có Xá lợi Phất người đã là bậc A la Hán và là đệ tử có trí tuệ vượt bậc, nên nghe và giảng lại thành kinh Vi diệu Pháp mới được phổ biến sau này. Như thế con nghiên cứu Vi diệu pháp là kinh đầy phức tạp sâu xa và kỳ diệu.
- Khi vua Tịnh Phạn sấp mất, người về tận nơi giường bịnh của cha mà săn sóc và giảng đạo trong một thời gian khá dài để vua Tịnh Phạn đắc đạo A la Hán trước khi mất. Vậy người giảng gì cho vua cha? Có phải người giảng Thất Bồ Đề phần? Hay như Xá Lợi Phất khai thị Cấp Cô Độc lúc sắp chết? Hãy trả 5 uẩn lại về cho hư không, trả pháp về cho pháp và pháp như thị hiện tiền không do thức và ngã xen vào?
- Trong kinh Bahiya, người trưởng lão Bà la Môn đi một đoạn đường dài mấy trăm km để cầu xin người giảng cho ngộ đạo vì biết mình sắp chết. Khi Bahiya lặn lội ngày đêm từ nơi xa xôi đến gặp đức Phật, với công án là tìm đường giải thoát trước khi chết, vì người biết trước sẽ chết sớm. Khi gặp được đức Phật đang dẩn tăng đoàn đi khất thực, Bahiya đảnh lể và xin đức Phật cho một lời giáo huấn để ngộ đạo. Phật từ chối 3 lần cốt để Bahiya tăng cao nghi tình thật mạnh, rồi đức Phật mới ban lời: Thế này, Bahiya, ông nên tu tập thế này: Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được thọ tưởng sẽ chỉ là cái được thọ tưởng; trong cái được thức tri sẽ chỉ là cái được thức tri. Cứ thế mà tu tập đi, Bahiya. Khi với ông, này Bahiya, trong cái được thấy chỉ là cái được thấy… [nhẫn tới]… trong cái được thức tri chỉ là cái được thức tri, thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘với đó’ (with). Này Bahiya, khi ông không là ‘với đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘trong đó’(in). Này Bahiya, khi ông không ‘trong đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không ở nơi này, cũng không ở nơi kia, cũng không ở chặng giữa. Thế này, chỉ thế này, là đoạn tận khổ đau.
- Khi kết tập lần thứ ba mọi trưởng lão đồng ý giao cho Ma Ha Ca Diếp có nhiệm vụ trong một đêm mà làm sao Ananda giác ngộ thành A la Hán, để ra kể lại lời Phật giảng mà tạo thành kinh : Tôi nghe như vầy. Ma Ha Ca Diếp bảo Ananda dùng thiền định suốt 5 canh mà quán chiếu: không thức không ngủ không mơ màng, không trên không dưới không ở giữa, không có và không không có , không đến không đi và không dừng lại. Ananda nghiên mình mà ngộ đạo. Qua hai câu chuyện trên chúng ta nhận ra thiền định thu nhiếp thời gian và không gian số lượng tức là ý thức thì ngộ đạo. Xin xem bài viết tản mạn ngày sinh nhật tôi cùng tác giả. Làm sao mà thu nhiếp hay giãn nở thời gian để rồi không gian làm duyên theo thời gian mà cũng thu nhiếp tương tự?
- Chúng ta biết thời gian không gian là do ý thức chúng ta tạo ra. Ánh sáng là hạt và dạng sóng đi từ mặt trời đến trái đất, và trái đất tự nó quay xung quanh nó đồng thời nó quay xung quanh mặt trời nên có ngày và có đêm. Có sáng rồi có tối nên ý thức cho là có thời gian. Một hạt bức xạ ánh sáng photon từ mặt trời đến trái đất kế tiếp một hạt đi sau nó tạo thành vận tốc ánh sáng 300000 km/giây. Einstein bảo nếu một vệ tinh phi thuyền phóng đi bằng vận tốc ánh sáng thì thời gian thu lại thành zero. Và thời gian thu lại thì ta nhìn ra được kiếp trước ta là gì? Vậy cái gì đi nhanh bằng ánh sáng? Đó là vận tốc của tư tưởng ta. Tư tưởng ta còn gọi là tâm ta là một lực điện tử có trong neuron thần kinh ở não bộ, nên nó có chuyển dịch bằng vận tốc của tư tưởng là vận tốc của điện từ trường trái đất. Chính vận tốc tư tưởng ấy đã làm Phật ngộ đạo, có cái minh thứ nhất và thứ hai nhìn được kiếp trước của mình và người. Nhưng tại sao từ đó đến giờ chưa có ai đạt được cái minh này? Thật ra có người đạt được nên các vị đắc đạo trong quá khứ biết được ngày mình chết, cũng như biết nghiệp mình cưu mang. Vậy tư tưởng vận chuyển là thiền định mang lại, cho ta thu nhiếp thời gian được tức là thu nhiếp ý thức. Ý thức là thức số 6 thu nhiếp lại là trạng thái Định của thiền thì thức số 7 cũng thu nhiếp lại vì số 6 đưa qua số 7 càng ít chừng nào thì số 7 càng ít năng lượng chừng ấy. Và cái ngã của Mặc na thức (số 7) càng nhỏ thì cái tôi xen vào càng nhỏ (vô ngã) nên thức số 8 Tàng thức sẽ hiện ra sáng lên được bởi chân tâm, bởi chân như Phật tánh, tàng trữ trong đó. Ngộ đạo nhìn ra tánh giác là đây. Giác là nhận ra được thật tướng của vạn pháp bằng cách ý thức và cái ngã thu nhỏ lại nên vô phân biệt, vô nhị biên, vô chấp vô bám, thấy như thị. Ưng vô sở trụ nhân sanh kỳ tâm là đây. Có giác rồi mới khởi tu tập học kinh Phật, là nhận được thật tướng của kinh ấy thì đúng là liễu nghĩa. Với tánh giác và vô ngã thì chúng sanh học tụng tu tập kinh Phật, là trực nhận sáng suốt lời Phật dạy. Đứng về duy thức mà phán xét thì giác ấy là dọn sạch Tàng thức, trống không để chúng ta học kinh Phật đưa chủng tử Phật vào tàng thức, bấy giờ thì thoát nghiệp và sinh tử luân hồi. Chúng con vô minh cho rằng tu tập là phải đạt đến một quả vị nào đó từ thấp đến cao thành quả vị Phật. Sự mong cầu ấy là sự vô minh hoàn trả lại vô minh. Thật ra tu tập đạt được là bỏ đi bớt đi cái vô minh mà thôi, trở về với tánh giác nguyên thủy từ lúc cha mẹ chưa sanh ra. Lậu hoặc chiếm 100 % thi tu tập bỏ bớt đi lậu hoặc 10 40 60 phần chứ có đắc gì đâu. Khi bỏ hết lậu hoặc, tương ứng dọn sạch tàng thức thành trống rỗng là hết còn luân hồi. Tu là là thùng nước có lỗ thủng cho nước chảy ra cho cạn, chứ không phải đắc bỏ thêm vào gì cả. Chúng sanh mang trong người 100 phần lậu hoặc phiền não. Nay nhờ tu tập sáng suốt ra, tiêu diệt phiền não lậu hoặc 60 phần thì còn lại 40 phần lậu hoặc thì có đắc gì đâu? Chỉ là làm mất đi 60 phần phiền não mà thôi. Trở về cho được 100 phần thanh tịnh hết sạch phiền não Tham Sân Si, chứ có chứng đắc cái gì đâu? Đắc đạo có nghĩa là hết phiền não, trở về nguyên thủy vô thủy vô chung là tâm Phật. Không có đạt lấy được một cái gì mới, chỉ là bỏ đi dần cho hết lậu hoặc mang trong người. Tu là không lấy vào thêm cái gì mà chỉ có bỏ ra mọi phiên não cho hết sạch. Ngồi thiền là áp dụng 3 chữ R theo tiếng mỹ là relax (buông xã) rồi release ( bỏ đi bỏ ra) và cuối cùng là rest ( đi vacation đi nghỉ ngơi nghỉ hè)
Thưa Phật,
Ngắm nhìn tượng người lòng con cãm xúc thương người vô hạn. Ngày Phật đản sanh là ngày tưởng nhớ người, nỗi cảm xúc dấy lên trong lòng con với câu kết luận là lời người dạy, trước khi nhập diệt cho trọn vẹn cuộc đời hoá ứng thân Phật.
“Tuổi ta đã già,
Cuộc sống nay chấm dứt.
Các người ở lại, ta sắp ra đi.
Sẵn sàng trú ẩn nơi mình.
Hỡi các tỳ kheo !
Hãy chánh niệm, tỉnh giác,
Trì giới, định tâm, nhiếp ý.
Ai tinh tấn trong Pháp và Luật này,
Sẽ lìa vòng sanh tử, chấm dứt khổ đau.”
Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật!!
Xem thêm: Các ngày lễ Phật giáo trong năm
Phổ Tấn