Chuyển tới nội dung

Trời kêu ai nấy dạ là gì? Hiểu sao cho đúng với Đạo Phật?

Trời kêu ai nấy dạ là gì?

Câu thành ngữ trời kêu ai nấy dạ rất quen thuộc với chúng ta, với những ai đang trong tâm trạng lo sợ, bất an, không còn cách nào khác để giải quyết, đành phải chấp nhận buông xuôi theo sự việc…Người ta rất hay dùng câu Trời kêu ai nấy dạ này để chỉ một người không may gặp tai nạn hay mắc một căn bệnh hiểm nghèo, xảy ra bất ngờ, vô phương cứu chữa, nguy hiểm tới tính mạng…Cứ như tự nhiên lĩnh cái án tử hình từ trên trời rơi xuống vậy.

Người đời thường hiểu câu Trời kêu ai nấy dạ là “Trời kêu” thì phải “dạ”. Câu này cũng ẩn chứa một hàm ý: “Ý trời đã định, đành phải “cúi đầu” chấp nhận số phận và đừng có than thân trách phận làm gì”. Tuy nhiên, là một người học Phật, chúng ta phải hiểu câu này như thế nào cho đúng tinh thần của Đạo Phật?

Trời kêu ai nấy dạ
Đứng trước nhiều trường hợp bất khả kháng, con người thường nói: “Trời kêu ai nấy dạ”

Hiểu “Trời kêu ai nấy dạ” theo tinh thần của Đạo Phật

Trời kêu ai nấy dạ là khi một người nào đó cảm thấy cái chết của một số người khác hay của chính họ thật quá dễ dàng và đơn giản, và con người dường như nhỏ bé trước tiếng gọi của tử thần.

Như khi thấy một người nào đó đang đi đường trong mùa mưa bão, bỗng đâu một cành cây rơi xuống và bay đập trúng vào đầu người ấy rồi mất mạng. Hoặc giữa dịch bệnh, biết bao nhiêu con người vậy, tự nhiên người kia vô tình gặp gỡ người bệnh dịch, rồi bị người ấy lây bệnh, và điều trị không khỏi, và mất mạng,……..

Đứng trước nhiều trường hợp bất khả kháng vậy, con người thường nói một câu an ủi là :

Thôi trời kêu ai thì nấy dạ, hay sống chết có số.

Hãy cứ an vui mà sống đi, không nên quá lo lắng.

Rõ ràng, với câu nói này thì ít nhiều gì cũng làm cho người nói và người được nghe yên tâm phần nào, an ổn và vui vẻ sống tiếp trước những thiên tai, dịch bệnh, hay các rủi ro,….

Nhưng sự thật thì có một ông trời nào quản lý về thọ mạng của con người hay không ? Vấn đề này có lẽ chúng ta sẽ bàn trong một chủ đề khác.

Tuy nhiên có một điều chắn chắn là thọ mạng của một người bị chi phối bởi nhân quả sống của người ấy trong vô lượng kiếp sống trong quá khứ, và tiếp tục ở kiếp hiện tại này. Thậm chí cả hình thức chết cũng bị chi phối bởi nhân quả sống của người ấy.

Như người thì chết đuối, người tai nạn, người bị dao đâm, người bị đạn bắn, người trúng độc, người bị treo cổ, người bị ám sát, người bị hãm hiếp, người bị nhiễm virus corona, …Tất cả đều do nhân quả riêng của mỗi người mà ít ai giống ai.

Một số nhân nếu gieo để được thọ mạng dài hoặc có cái chết an ổn:

  1. Sống với Tâm Từ, Tâm Bi
  2. Sống mà không làm tổn hại đến mạng sống các loài khác.
  3. Thường xuyên bố thí thuốc men, đồ ăn cho các chúng sinh khác đang cần.
  4. Hãy tập thói quen phóng sinh cứu vật, giúp người hoạn nạn,…
  5. Người ăn chay, ít ăn mặn, cũng được quả phúc sống thọ.
  6. Người mở quán chay, khuyên người ăn chay, bớt sát sinh,… Cũng được quả sống thọ.
  7. Người sống biết bảo vệ môi trường như hạn chế thải rác nhựa, đổ xà phòng, hoá chất độc hại ra môi trường, …. Hành vi sống tốt như thế cũng là đang gieo nhân thọ mạng dài hơn.
  8. Người yêu và bảo vệ thiên nhiên, thích trồng rừng, bảo vệ cây cối, …

Những người sống như vậy cũng đang gieo nhân thọ mạng dài…

Nói chung sẽ còn rất nhiều nhân nữa. Và những hành động ngược với những nhân trên, thì đang gieo nhân để có thọ mạng ngắn lại.

 Việc pha trộn các hành động sống của một con người như thế trong vô lượng kiếp sẽ hình thành nên thọ mạng của một con người trong kiếp hiện tại.

 Tuy nhiên, ở kiếp hiện tại chúng ta vẫn có thể tu tập các thiện nghiệp để bổ xung vào quả thọ mạng mà chúng ta đã gieo ra trong vô lượng kiếp.

Tuy nó ít so với một chuỗi dài sự sống chúng ta đã gieo ra trong vô lượng kiếp, nhưng đây là cách tốt nhất mà một người hiểu đạo nên làm, mà không có cách nào khác tốt hơn. Tuy hơi muộn, nhưng người nào bắt đầu sớm thì sẽ tốt hơn rất nhiều so với những người sống buông xuôi mà không làm gì cả.

Ai cũng có lúc sẽ bệnh, sẽ già. Trong cái nhìn nhân quả của đạo Phật, có những vay trả từ sâu thẳm do con người tạo ra. Giờ đây, chúng tôi lại nhớ đến những câu tục ngữ “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão” mà ông bà xưa đã nhắc nhở. Điều mà chúng tôi luôn tâm niệm: chúng ta nương tựa mật thiết và ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Chúng ta dựa vào nhau trong suốt cuộc sống, đều bình đẳng trong sự mưu cầu hạnh phúc và trốn tránh khổ đau. Vì thế, chúng ta cố gắng vun trồng một trái tim đầy tình thương, sự quan tâm, lòng nhân ái và cảm thông, cuộc sống sẽ vui vẻ, hạnh phúc dài lâu hơn.

Xem thêm: Cuộc đời vô thường

5/5 - (3 bình chọn)
Tag:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 

Developed by nguyenvanhieu.vn
DMCA.com Protection Status