Chuyển tới nội dung

Hướng dẫn học Chú Đại Bi tiếng Phạn (Sanskrit) bằng video

Chú Đại Bi trong các nghi thức tụng niệm phổ thông là chữ phiên âm theo kiểu Âm Phạn –> Âm Hán –> Âm Việt. Do phần dịch âm qua 2 lần nên 1 số âm cũng khác xa so với âm Phạn gốc. Theo các nhà chuyên môn, tiếng Phạn có cấu trúc ngữ âm rất đặc thù (âm vực rộng, trầm bổng đa dạng), khi trì niệm đúng cách, âm thanh thần chú phát ra như Phạm âm (âm thanh của Phạm thiên), hải triều âm (âm thanh sóng biển) tác động đến não bộ với những hiệu ứng rung động đặc biệt, góp phần làm cho tâm tư lắng đọng, vọng niệm dứt bặt, thành tựu chánh định. Tuy nhiên, tụng thần chú quan trọng ở lòng thành chứ không bắt buộc phải tụng cho đúng âm giọng tiếng Phạn hay tiếng Việt. Đo đó, quý vị nào đã quen tụng với bản phiên âm Âm Phạn –> Âm Hán –> Âm Việt thì hãy tiếp tục, không cần phải học theo âm Phạn gốc ở bài này.

Bản Chú Đại Bi tiếng Phạn Sanskrit (Maha Karuna Dharani)

Nam᧐ ratnatràyàya.

Nam᧐ Aryàval᧐kites’varàya B᧐dhisattvaya Mahasattvaya Mahàkarunikàya.

Om sarva rabhaye sunadhàsya.

Nam᧐ skirtva imam aryàval᧐tites’vara ramdhava.

Nam᧐ narakindhi hrih mahàvadhasvàme.

Sarvàrthat᧐ subham ajeyam sarvasata. Nam᧐ varga mahàdhàtu.

Tadyathà: ᧐m aval᧐ki l᧐kate karate.

Ehrih mahà b᧐dhisattva sarva sarva mala mala.

Mahi hrdayam kuru kuru karman.

Dhuru dhuru vijàyate mahàvijayati.

Dhara dhara dhirini svaràya.

Cala cala mama vimala muktir.

Ehi ehi s’ina s’ina àrsam prasari.

Basha basham prasàya hulu hulu mara.

Hulu hulu hrih sara sara siri siri suru suru.

B᧐dhiya b᧐dhiya b᧐dhaya b᧐dhaya.

Maitreya narakindi dhrish nina.

Bhayamana svaha siddhaya svàhà.

Maha siddhàya svaha.

Siddha y᧐ge s’varaya svaha. Nirakindi svàhà.

Mara nara svaha s’ira Simha mukhàya svaha.

Sarva maha asiddhaya svaha. Cakràsiddhaya svaha.

Padma kastàya svaha.

Nirakindi vagalàya svaha.

Mavari śankaraya svāhā.

Nam᧐ ratnatràyàya. Nam᧐ aryàval᧐kites’varaya svaha.

Om siddhyantu mantra pàdàya svàhà.

Hướng dẫn học Chú Đại Bi tiếng Phạn

Hướng dẫn học Chú Đại Bi tiếng Phạn rất chi tiết của Phật tử Liên Tâm (GS. Phan Đình Quế)

Download video hướng dẫn học về máy: Video học Chú đại bi tiếng Phạn

Xem thêm các bài khác về chú đại bi:

Nghe thầy Thích Trí Thoát tụng Chú Đại Bi bằng video có chữ phụ đề: Chú đại bi 5 biến | Chú đại bi 7 biến | Chú đại bi 21 biến

4.2/5 - (906 bình chọn)
Trang: 1 2 3 4

60 bình luận trong “Hướng dẫn học Chú Đại Bi tiếng Phạn (Sanskrit) bằng video”

  1. Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát
    Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát
    Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát…

      1. Bạn nói không giống bản Chú Đại Bi nào? Bản Chú Đại Bi tiếng Phạn này mình đã đối chiếu và cũng khớp với bản mà Thầy Thích Phước Tiến dạy ở đây, bạn xem nhe: https://www.niemphat.vn/nguon-goc-va-mat-nghia-chu-dai-bi/
        Bạn đừng nhầm với 1 số bài hát đăng trên mạng ghi tiêu đề là “Nhạc Chú Đại Bi tiếng Phạn”, thực chất bài đó là nhạc Thập Nhất Diện Quán Tự Tại Bồ Tát mà các trang mạng nhầm lẫn

        1. chú đại bi 84 câu ngoài ra còn có 42 thủ nhãn ấn pháp đi kem voi chú đại bi = tiếng tây tạng, co ban náo biet ko vay?

      2. Đây là bản được hồi phục lại từ tiếng Hoa vì bản gốc đã mất. Có nhiều phiên bản , và có nhiều phần bị phiên âm sai vì đã được truyền lại nhiều vùng miền và có nhiều thầy đã phiên âm theo kiểu đọc của địa phương. Luôn cả trong video này cũng có một vài phát âm chưa chuẩn vì cô nữ là người giọng Trung Hoa đọc tiếng Phạn. Giọng nam thì chuẩn hơn nhưng vì dùng máy đọc nên có nhiều điểm nhấn nghe không rỏ. Nếu các bạn chưa từng học thì sẽ không nhận ra. Như chử Skrtva đọc là S K rit toa. Có nhiều địa phương đọc R là L ..vv.vv đặc biệt là ở vùng miền nam Trung Quốc và bắc Việt Nam. Trong bản Chú Đại Bi phiên âm Phạn ở VN đang dùng hiện đang có một vài lỗi chính tả. Mình rất thích học tiếng Phạn 10 năm nay và nghiên cứu từng chử một trong thần chú này . Hy vọng trong tương lai sẽ phổ biến bản dịch 84 câu của VN đang dùng bằng 4 ngôn ngữ. Chúc bạn luôn hạnh phúc. Mình xin chia sẽ chút ý nghĩa .

        Phần 1
        Ý nghĩa của từng chử của chú Đại Bi bằng tiếng Phạn (Sanskrit)
        Thanh Cảnh Đà La Ni (Nilakantha dharani) hoặc,
        Thanh Cảnh Quán Âm (Nīlakaṇṭha Lokesvara नीलकण्ठ लोकेश्वर) . Thanh (xanh lục) Cảnh (cổ) đại chú của tôn này được truyền tụng là
        Đại Bi Tâm Đà La Ni (Mahā-kāruṇika-citta-dhāraṇī)

        1.
        Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
        Namo ratna-trayāya
        नमो रत्नत्रयाय
        Kính lạy Tam Bảo
        2.
        Nam mô a rị da bà lô yết đế thước bát ra da bồ đề tát đỏa bà da,
        Namo āryāvalokiteśvarāya Bodhisattvāya
        नमह् अर्य अवलोकितेश्वराय बोधिसत्त्वाय
        Kính lạy đức Quán Thế Âm Bồ Tát
        3.
        ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da
        Mahāsattvāya Mahākārunikāya
        महासत्वाय महाकारुनिकाय
        Đại chúng sanh, Đại từ bi
        4.
        Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa
        oṃ sarvarabhaye sudhanadasya
        ॐ सर्वरभय सुधनदस्ये
        Om! tất cả khổ nạn để được bình an
        5.
        Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế
        namaskṛtvā imaṃ āryāvalokiteśvara
        नमस्क्र्त्वा इमम् आर्यावलोकितेश्वर
        Thành kính nghĩ đến đức Quán Thế Âm

        -Đà La Ni (Dhāraṇī) tiếng Sanskrit nghĩa là duy trì . Đà La Ni là loại thần chú có ý nghĩa . Mạn Đà Ra (Mantra) không hẳn là có nghĩa.
        -Maha (Đại) , karunika (từ bi) , citta (tâm)
        – Nam mô hắc (phiên âm phạn từ tiếng trung hoa nghĩa là người Việt đọc trại từ người Trung Hoa đọc trại tiếng Phạn) Namah, nama, namo = thành kính lạy
        – ra đát na đa ra dạ da; ratnatrayāya: Ratna = bảo, báu vật Trayaya = tam, bộ 3 (tra là tri, tiếng anh từ chử này ra)
        – a rị da (Arya) = Thánh đẳng, xứng đáng, cao quý,
        – bà lô yết đế thước bát ra da ; avalokiteśvaraya = Quán Thế Âm
        – Bodhi = bồ đề
        – sattvā = chúng sanh có tình cảm
        – Maha = vĩ đại, to lớn
        – Karunikaya = từ bi
        – sarva = tất cả, các , mỗi
        – bhaya / bhayeṣu = sợ hãi, ám ảnh, nguy hiểm, bệnh hoạn, tai nạn
        – Śudhanadasya = thanh lọc, bình yên, an lạc, hạnh phúc

        1. Kính chào Tâm Viên Ngộ!
          Đối chiếu các bản dịch âm của các thứ tiếng với bản gốc (chứa cả âm và nghĩa) là việc làm rất cần giúp tăng hiệu quả thông tri ngôn ngữ nói và viết.
          Chúc vui khỏe.

  2. A Di Đà Phật. Xin lỗi đạo hữu, mình ngồi nghe 4-5 lần rồi, trang 1 (p1) video dạy đọc khác so với video ở trang 3 (p3), mình thấy lạ nên lên mạng xem xét lại, và nếu mình không nhầm thì trang 3 là Thập Nhất Diện Quán Tự Tại Bồ Tát bản dài, bản ngắn là câu chú OM MANI PADME HUM. Mong đạo hữu xem xét lại. Cám ơn đạo hữu đã tìm hiểu và giúp mọi người tu tập tốt hơn

  3. Xin cảm ơn phản hồi của Khánh Linh. Thật sự trang 3 là bài nhạc mà mọi người chia sẻ trên internet là "nhạc Chú Đại Bi" và thật sự mình vẫn thấy là lời nhạc có khác với bản Chú Đại Bi trì tụng ở trang 1, mình sẽ tìm hiểu lại bài nhạc này. Tạm thời để tránh hiểu lầm mình đa bỏ phần 3 ra. Cảm ơn bạn!

  4. Vô Thường mong bạn sớm tìm được bản Chú Đại Bi tiếng Phạn phổ nhạc. Mình rất muốn học bản chú Đại Bi tiếng Phạn nhưng học không có nhạc kèm khó học quá. Mình nghĩ mọi người cũng như mình. Cảm ơn bạn rất nhiều. A Di Đà Phật.

  5. Vô Thường cho t hỏi hình như trang 2 k phải là chú đại bi hay sao ý, mình thấy không giống với bài dạy đọc ở trang 1, nội dung câu chữ thấy khác với cả ngắn hơn nữa

    1. +鄧共懿 MAHA= đại (lớn), KARUNA=BI mẫn, DHARANI = Thần Chú , cả hai bản Chú đều là Đại Bi Chú . Tánh và Dụng đều giống như nhau, và hình tướng Đức Quán Âm trong Đàn Pháp đều là 11 mặt thôi bạn à ! Có khác chăng là Đại Bi Chú 84 câu như quê hương chúng ta hay đọc trong chùa, phổ thông trong Nghi Thức Tụng Niệm thì được Ngài kim Cang Trí , Bất Không Tam Tạng từ Ấn Độ truyền vào Trung Hoa hơn 2000 năm trước . Còn phẩm này ngắn hơn là do Ngài Atisha và Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) truyền vô Tây Tạng hơn 800 năm trước thế thôi !
      Trong 11 mặt đó 9 cái từ dưới nhìn lên (mỗi tầng 3 cái) được chia ra 3 màu sắc là : Trắng, Đỏ và Xanh Dương là của Quán Thế Âm . Cái thứ 10 màu đen từ dưới đếm lên có hình tưóng phẫn nộ là của Đức Kim Cang Trì (Vajradhara), vị này thực ra là do Thích Ca Mâu Ni Phật hoá thân. Mặt cuối cùng màu đỏ cao trên cùng là của Đức A Di Đà Phật . Nói chung đọc cái nào cũng được , cũng như nhau , tùy theo phẩm nào mình thấy quen, thích hợp thì có linh ứng thôi, không gì ngăn ngại cả .
      TÂm Chú của Chú Đại Bi là : OM MA NI PAD ME HUM . (Om Ma Ni Pát Mê Hùm)

  6. Cá nhân mình đã tụng thần chú bản việt phổ thông: "Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ ra. Nam mô a rị da bà lô yết đế…" Cũng thấy linh ứng lắm, tâm cũng được an, nói chung cầu gì được nấy. Quan trọng phải có tín tâm tuyệt đối.

  7. Chân thành cảm ơn Phật tử Liên Tâm đã làm công đức lớn cho chúng tôi có cơ hội học được cách đọc đúng tiếng Phạn. Rất tán thành với Phật tử Liên Tâm là người Việt Nam chúng ta cần phiên âm thẳng từ tiếng Phạn ra tiếng Việt, không có lý do gì mà chúng ta cứ phải theo cách đọc từ xưa là đi vòng vo qua cái chữ tượng hình của người Tàu rồi mới sang tiếng Việt để tam sao thất bản.

  8. Cảm ơn thầy đã chỉ dạy, cho con hỏi hình như bảng script ở dưới sao với các lời chú trong video có cái khác (sai biệt trong chính tả, không biết là thế nào)
    Ví dụ: trong câu số 3 phía dưới là “Om sarva rabhaye sunadhàsya.” trong video thì là”Om sarva rabhaye sudhanadasya”
    đây là một trong các khác biệt được tìm thấy, xin thầy chỉ bảo là theo cái nào là đúng vì con đang học video này

    Cảm ơn thầy
    Na mô Quán Thế Âm Đại Từ Đại Bi

  9. Riêng tôi thích đọc kinh chú đại bằng tiếng phạn. Vì khi niệm chú tôi thấy trong lòng bình an lắm mọi buồn phiền cứ thế mà tan biến.

    1. minh k the xem lai duoc chu dai bi tieng phan nay co le da bi go ra roi. Tiec that. Ban nao giup minh chi cho minh hoac gui lai duong link de minh hoc chu dai bi tieng phan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 

Designed by haynhat.com
DMCA.com Protection Status