Chuyển tới nội dung

Bà la môn giết con

Có người ngoại đạo thuở xưa

Tự xưng mình giỏi nên ưa khoe tài

Rành quá khứ, biết tương lai

Bao điều học vấn trên đời tinh thông

Nói ra trôi chảy vô cùng.

Một hôm chàng muốn phô trương tay nghề

Bèn đi đến một nước kia

Ôm theo con nhỏ, não nề khóc than.

Mọi người thấy lạ hỏi han:

“Tại sao anh khóc vô vàn tang thương?”

Chàng lên tiếng đáp não nùng:

“Con tôi sẽ chết trong vòng bảy hôm

Cho nên tôi rất đau buồn.”

Bà con thương hại khuyên luôn anh này:

“Con anh hiện mạnh khoẻ thay

Làm sao chỉ sống bảy ngày nữa thôi

Chắc là anh tính lầm rồi

Chỉ thêm buồn khổ hại người, ích chi.”

Chàng bèn quả quyết tức thì:

“Tôi xem chính xác, ít khi sai lầm

Mặt trời có thể mờ dần,

Mặt trăng có thể khuất luôn trên trời,

Muôn sao có thể rụng rơi

Riêng tôi đoán đúng mọi lời tiên tri.”

Bảy ngày lần lượt trôi đi

Con chàng không chết. Có gì lạ đâu.

Chàng bèn tính toán trong đầu

Muốn cho danh dự trước sau bảo tồn

Chàng ra tay giết con luôn

Chứng minh mình chẳng đoán lầm đoán sai.

Bà con thấy vậy phục tài

Cùng nhau tin tưởng, đồng thời ngợi ca

Tiếng tăm từ đó vang xa

Số người tôn kính thật là nhiều thôi.

*

Biết bao ngoại đạo ở đời

Muốn người tin phục, buông lời dối gian

Nhận mình đắc đạo thánh nhân

Rồi mang thủ đoạn bạo tàn phô trương

Khi cần mê hoặc người thường

Hầu mong hưởng lợi. Trăm phương khác gì

Kẻ gian manh kể trên kia

Giết con cho đúng “tiên tri”, đúng lời.

Kẻ này sẽ gặt tức thời

Tương lai quả báo tơi bời sầu bi!

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(Thi hóa Kinh Bách Dụ)

*

The Brahman Kills His Son

     Once upon a time, there was a Brahman who prided himself on his erudite knowledge of astrology and various arts. He was such a conceited man that he claimed to be learned in everything. To show his ability, he went abroad carrying his son in his arms and cried. The Brahman was asked, “Why are you crying?”

     He replied, “This baby is going to die within seven days. I’m grieved at his inevitable death. That’s why I can’t help crying.”

     The contemporaries said, “It’s difficult to know a man’s life. It’s easy to make a miscalculation. He may not die seven days. Why should you weep in advance?”

     The Brahman said, “The sun and the moon may set and the stars may fall, but I have never had a miscalculation on my record.”

     To prove his self-claimed knowledge, he killed his son on the seventh day, for the sake of fame and gain. The contemporaries heard the news of his son’s death at the foretold time. They marvelled that he was indeed an erudite man who could prove true of what he had said. They all came to pay him homage, and were heartily convinced that he deserved respect (as a prophet).

     This is also true with those of Sakyamuni’s four degrees of disciples who claim to have attained the path of Enlightenment for the sake of the material offerings from others. They would try to fool people by killing an innocent man in order to deceitfully show the virtue of compassion. Such disciples would be certainly doomed to limitless suffering in time to come, just like the Brahman who wanted to prove the accuracy of his prophecy by killing his son and thus deceived people.

(Trích dẫn “SAKYAMUNI’S ONE HUNDRED FABLES” do Tetcheng Liao, Tiến Sĩ Luật Khoa Viện Đại Học Paris dịch).

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 

Designed by thuthuatmaytinh.net
DMCA.com Protection Status