Đạt Ma Dịch Cân Kinh là một bài tập rất kỳ diệu (Exercise Treatment) đã mang lại kết quả rất kinh ngạc cho nhiều người, mắc rất nhiều căn bệnh khác nhau. Động tác hít thở phối hợp với nhíu hậu môn và lắc tay liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành. Tác động này thúc đẩy sự vận hành khí huyết, các cơ quan tạng phủ lưu thông và tăng cường chức năng. Khí huyết lưu thông, kinh mạch điều hòa, các tạng phủ trong cơ thể được nuôi dưỡng đầy đủ, huyết được thay cũ đổi mới, giúp loại trừ các loại cặn bã, các chất độc hại, đưa các chất bổ dưỡng đến tạng phủ giúp cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, dịch cân kinh rất hiệu quả với những bệnh mãn tính, đặc biệt bài tập này rất tốt cho tim mạch, xương khớp, bệnh đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa, khí nghẽn, khí bế, khí uất do stress.

Luyện tập dịch cân kinh vẫy tay trị nhiều bệnh mãn tính
- Sự tích Đạt Ma dịch cân kinh
- Một số người đã luyện tập Dịch Cân Kinh có hiệu quả
- Hướng dẫn luyện tập Đạt Ma dịch cân kinh vẫy tay bằng hình ảnh
- Những phản ứng phụ thời gian đầu khi tập dịch cân kinh
- Hướng dẫn tập Đạt Ma dịch cân kinh bằng video
Sự tích Đạt Ma dịch cân kinh
Vào khoảng những năm 520 sau Công nguyên, tức đời Vũ Đế nhà Lương, Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quốc thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Trung Sơn, Hà Nam, xây dựng chùa Thiếu Lâm, đã có nhiều đệ tử nhập môn học Phật để mai sau đi truyền giáo. Ông nhận thấy nay đem một tín ngưỡng đi truyền tụng có khi trái với tín ngưỡng của dân bản xứ, dễ xảy ra xung đột. Do vậy các đệ tử của ông vừa lo học lý thuyết Phật Pháp vừa phải luyện võ để tự vệ (Môn phái Thiếu Lâm xuất hiện và tồn tại đến ngày nay).
Nhiều người xin nhập môn nhưng thể lực kém, không thể luyện võ được, Tổ Sư bèn truyền đạt một phương pháp luyện tập được gọi là Đạt Ma Dịch Cân Kinh để chuyển biến thể lực yếu kém thành mạnh khỏe. Cách tập đơn giản nhưng hiệu quả to lớn vì tiêu trừ được các bịnh tật hiểm nghèo.
Ngày nay người ta nghiên cứu là phương pháp này chữa được rất nhiều bịnh, ngay cả bịnh ung thư cũng khỏi và bây giờ người ta áp dụng lý thuyết khí huyết của Đông y để chứng minh. Sức khỏe của con người liên quan chặt chẽ với khí huyết, về điều này thì ta thấy rõ ràng.
Trong Đông y, cái gọi là huyết thì không thể hạn chế và tách ra từng mặt như máu loãng hay đặc, hồng cầu nhiều hay ít, sắc tố như thế nào…mà nghiên cứu, mà dùng cách nhìn nhận toàn diện của quá trình sinh lý và quá trình tuần hoàn của huyết mà xem xét. Theo Đông y, một khi khí huyết không thông là tắt kinh lạc, do vậy các phế vật trong cơ thể cần thải mà không thải ra được. Vì máu lưu thông chậm, nên các chất keo, dịch, gân và các chất khô… không đủ nhiệt năng nên công năng của máu giảm sút không thể thải được những chất cần thiết trong cơ thể ra ngoài.
Luyện Dịch Cân Kinh, tay vẫy đúng phép, miệng, dạ dày mở, máu mới sinh ra nhiệt năng đầy đủ, làm các vật chèn ép mất thăng bằng trong cơ thể bị xóa bỏ thì mới khỏi bịnh.
Vậy theo Dịch Cân Kinh, cơ hoành lên xuống dễ dàng, ruột, dạ dày, thận tiếp được khí nên gây được tác dụng hưng phấn. Khi chức năng của máu tăng, thì giúp được việc tống cựu nghinh tân tốt, khí huyết thăng bằng là khỏi bịnh.
Một số người đã luyện tập Dịch Cân Kinh có hiệu quả
Cụ Quách Chu, 78 tuổi, phát hiện u ở não và ở phổi, luyện tập ngày ba buổi. Mỗi buổi 1800 lần. Tập đều sau ba tháng thì tan khối u và khỏi bịnh.
Ông Trương Công Phát, 43 tuổi, phát giác ung thư máu, luyện tập Dịch Cân Kinh ngày 3 buổi, mỗi buổi 4800 lần (có dùng dưỡng tâm can), sau ba tháng khỏi bịnh. Đã ba năm nay vẫn khỏe mạnh.
Cụ Từ Mạc Đính, 60 tuổi, ung thư phổi, và bán thân bất toại, luyện tập sau 3 tháng thì hết bán thân bất toại, kiểm tra khối u cũng tan mất.
Nguyên nhân bịnh ung thư trên thế giới đang bàn cãi, ngay thuốc dưỡng tâm can cũng không phải là thuốc đặc hiệu chữa trị mà là giúp tim hoạt động tốt để thải chất độc.
Vì quá trình sinh lý cơ thể của con người là một quá trình phát triển, nó mang một nội dung đấu tranh rất phức tạp giữa cái sống và sự chết. giữa lành mạnh và bịnh tật, giữa già háp và trẻ dai. Nhưng kết quả cuộc đấu tranh là các nhân tố nội tại quyết định chớ không phải do hoàn cảnh bên ngoài.
Vậy cơ thể con người là một chỉnh thể hoạt động. Trong vận động các lục phủ ngũ tạng đều dựa vào nhau tức là tương sinh, ức chế lẫn nhau tức là tương khắc. Nhưng khí huyết có tác dụng đến khắp tất cả các lục phủ ngũ tạng, cho nên việc phát sinh bịnh ung thư cũng do khí huyết lưu thông không chu đáo mà ra. Đông y đã xác định là cuộc đấu tranh của cơ thể với bịnh ung thư là một cuộc đấu tranh nội bộ ở trong cơ thể con người. Từ đó mà xây dựng quan điểm cho rằng bịnh ung thư là bịnh chữa được.
Đương nhiên bịnh tật là do sự trì trệ khí huyết mà nó làm cho hao tổn thêm khí huyết. Vậy công việc luyện tập cho khí huyết thay đổi là tự chữa được bịnh. Từ đó mà tạo được lòng tin vững chắc của người bịnh đối với việc tự chữa được bịnh ung thư, để tập trung tinh thần và ý chí đầy đủ để luyện tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh, vì phương pháp này thay đổi và tăng cường khí huyết. Nó cũng chữa được bịnh trĩ nội và trĩ ngoại. Ông Hà Thúc Nguyên bị trĩ nội và chứng đầy bụng, chỉ tập một tháng là khỏi. Luyện tập Dịch Cân Kinh thấy ăn tốt ngủ ngon là việc phổ biến tốt, đã làm tăng sức khỏe các bịnh nhân nói chung và chữa được nhiều chứng bịnh như : suy nhược thần kinh, cao huyết áp, bịnh tim các loại, bán thân bất toại, bịnh thận, hen suyễn, lao phổi, trúng gió méo mồm và lệch mắt.
Đông y cho rằng vấn đề cơ bản của bịnh tật là do khí huyết (âm, dương) mất thăng bằng mà sanh ra. Luyện Dịch Cân Kinh là giải quyết vấn đề này. Nên đối với đa số các loại bịnh, nhất là bịnh mãn tính đều có thể chữa được cả.
Hướng dẫn luyện tập Đạt Ma dịch cân kinh vẫy tay bằng hình ảnh
Trước tiên nói về tinh thần:
Phải có hào khí: nghĩa là có quyết tâm tập cho đến nơi và đều đặn, kiên nhẫn vững vàng, tin tưởng, không nghe lời bàn ra tán vào mà chán nản bỏ đi. Phải lạc quan: không lo sợ vì bệnh mà mọi người cho là bệnh hiểm nghèo và tươi tỉnh tin rằng mình sẽ thắng bệnh do luyện tập
Tư thế

Hướng dẫn tập dịch cân kinh vẫy tay trị bệnh
“Trên không dưới có, lên ba, xuống bảy”
Trên phải không, dưới nên có đầu nên lơ lửng, miệng không hoạt động, bụng phải mềm lưng nên thẳng, thắt lưng mềm dẻo, cánh tay, vẫy, cùi trỏ thẳng và mềm, cổ tay trầm, bàn tay quay lại phía sau, ngón xòe như cái quạt. Khi vẫy lỗ đít phải thót, gót chân lỏng, hậu môn phải chắc, bàn chân phải cứng, các ngón chân bám chặt như đứng trên đất trơn. Đây là quy những quy định cụ thể của các yếu lĩnh khi luyện “vẫy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh”
Dựa trên yêu cầu này, khi tập vẫy tay thì từ cơ hoành trở lên, giữ cho được trống không, buông lỏng thảnh thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào việc tập, xương cổ lung tung, chỉ chú ý vào việc tập, xương cổ cần buông lỏng để cho có cảm giác như đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhiên (không mím môi), ngực nên buông lỏng để cho phổi thở tự nhiên, cánh tay buông tự nhiên giống như hai mái chèo gần vào vai. Từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc, đủ sức căng, bụng dưới thóp vào, hậu môn nhích lên, mười ngón chân bán chặt vào đất, giữ cho đùi và bắp chân trong trạng thái căng thẳng, xương mông thẳng như cây gỗ.
Khi vẫy tay cần nhớ “lên không, xuống có” nghĩa là lấy sức vẫy tay về phía sau khi tay trở lại phía trước là do quán tính không dùng sức đưa ra phía trước. Lúc tập khi ngoắc hai tay sau lưng, hậu môn nhíu lại cảm giác như có cái gì nhột nhột bò lên từ dưới thận theo xương sống lên lưng, vai. Hai trái thận như được xoa bóp, massage cảm giác rất khoan khoái êm nhẹ dễ chịu. Khi tập có quyết tâm nhưng phải từ từ tiến lên mới là đúng cách, sẽ thu được kết quả mỹ mãn. Nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng phân tán thì khí huyết loạn xạ và không chú ý đến “trên nhẹ dưới nặng” là sai và hỏng. Khi vẫy tay tới 600 cái trở lên, thông thường có trung tiện (đánh rắm), hắt hơi, hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng, đây là hiện tượng bình thường, có phản ứng là tốt là đã có hiệu quả, đừng ngại. Trung tiện và hoắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên, đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp với “trên nhẹ, dưới nặng”. Đây là quy luật của sinh lý hợp với vũ trụ “thiên khinh địa trọng”.
Bệnh gan do khí huyết, tạng gan không tốt gây nên khí không thoát, tích lũy làm cho khó bài tiết. Đương nhiên là bệnh nan y ảnh hưởng tới cả mật và tỳ vị. Luyện “vẫy tay Dịch Cân Kinh” có thể giải quyết vấn đề này. Nếu sớm có trung tiện (đánh rắm) là có kết quả sớm.
Bệnh mắt: luyện “vẫy tay Dịch Cân Kinh” có thể khỏi đau mắt đỏ, cận thị, thậm chí chữa cả bệnh đục thủy tinh thể (thông manh).
Trong nội kinh có nói “mắt nhờ huyết mà nhìn được” khi khí huyết không dẫn đến độ phận của mắt thì đương nhiên sinh ra các bệnh của mắt. Con mắt là trong hệ thống của thị giác nhưng cũng là bộ phận của cơ thể.
Một số điểm cần chú ý:
1. Số lần vẫy tay: không nên ít từ 600 lên dần tới 1800 (30 phút) mới là toại nguyện cho việc điều trị. Bệnh nhân nặng có thể ngồi mà vẫy tay, tuy là ngồi nhưng phải nhờ thóp đít và bấm 10 đầu ngón chân.
2. Số buổi tập
-Buổi sáng thanh tâm tập mạnh. Buổi chiều trước khi ăn tập vừa. Buổi tối trước khi ngủ tập nhẹ.
3. Có thể tập nhiều nhất là bao nhiêu?
Ngưỡng cửa của sự chuyển biến bệnh là 1800 lần vẫy tay, có bệnh nhân vẫy tới 3000 đến 6000. Nếu sau khi tập thấy ăn ngon, ngủ tốt, đại tiểu tiện điều hòa, tinh thần tỉnh táo thì chứng tỏ con số ta tập là thích hợp.
4. Tốc độ vẫy tay:
Theo nguyên tắc thì nên chậm chứ không nên nhanh, bình thường vẫy chậm thì 1800 cái hết 30 phút. Vẫy tay tới lúc nửa chừng thường nhanh hơn lúc ban đầu một chút, đây là động lực của khí. Khi mới vẫy tay rộng vòng và chậm một chút. Khi đã nhuần thì hẹp vòng, người bệnh nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều, người bệnh nặng thì nên vẫy chậm và hẹp vòng. Vẫy tay nhanh quá làm cho nhịp tim đập nhanh mà vẫy chậm quá thì không đạt tới mục đích luyện tập là cần cho mạch máu lưu thông.
5. Vẫy tay nên dùng sức nhiều hay ít, nặng hay nhẹ?
Vẫy tay là môn thể dục chữa bệnh, chứ không phải là môn thể thao đặc biệt. Đây là môn thể dục mềm dẻo đặc biệt dùng ý mà không dùng sức nhưng nếu vẫy tay nhẹ quá cũng không tốt bởi vì bắp vai không được lắc mạnh thì lưng và ngực cũng không được chuyển động được nhiều, tác dụng sẽ giảm.
Vẫy tay không phải chỉ chuyển động cánh tay mà phần chính là chuyển động bắp vai. Bệnh phong thấp thì nên dùng mức “nặng” một chút, bệnh huyết áp cao thì nên vẫy tay chậm và nhẹ.
Nói tóm lại: phần lớn phải tự mình nắm vững tình trạng phân tích những triệu chứng. Sau khi tập nghe sự nhận xét của mọi người xung quanh thấy sự chuyển biến nhanh nhẹn hơn, tươi tỉnh hơn hay là kém khi trước tập rồi tự mình suy nghĩ và quyết định cách tập, rồi luôn luôn tổng kết trên nguyên tắc là tập thế nào cho người thoải mái và dễ chịu hơn là đúng, là tốt nhất.
Đông y cho rằng động tác nhẹ là bổ ích cho cơ thể, động tác mạnh (nặng) là bỏ (loại bỏ các chất cặn bã có hại cho người tức là bệnh tật).
6. Mức độ vỗ tay:
Chỉ vẫy tay về phía sau dùng sức (7 phần) không vẫy tay về phía trước mà do phản xạ của cánh tay cho là 3 phần.
7. Có cần đếm không?
Đếm không phải chỉ để nhớ mà còn có tác dụng làm cho bộ óc được bình thản, tim được trầm tĩnh, chính khí được bồi dưỡng, có tác dụng làm cho bộ não được nghỉ ngơi và thăng bằng, không nghĩ ngợi lung tung.
8. Nơi tập
Không có gì đặc biệt về chỗ tập, tập ở đâu cũng được, trong nhà, ngoài trời. Dĩ nhiên nơi nào có dưỡng khí trong sạch và yên tĩnh vẫn tốt hơn. Tránh nơi có gió lùa mùa hè hay mùa đông đều tránh đứng đầu ngọn gió.
9. Trước và sau khi tập:
Trước khi tập nên đứng bình tĩnh cho tâm được thoải mái, yên tĩnh để chuyển hóa về sinh lý và tâm lý. Ta có thể làm những động tác nhẹ nhành, thoải mái như trong môn “khí công”.
Đến khi tập xong cũng nên bình tĩnh mà vê 10 đầu ngón chân, 10 đầu ngón tay. Những người không đủ bình tĩnh cần đặc biệt chú ý đến điều này
10. Tập Dịch Cân Kinh thế nào cho đúng.
Sau khi tập cảm thấy ngực và bụng nhẹ nhành dễ chịu, hơi thở điều hòa mắt sáng, nước miếng ứa ra, đại tiện nhuận, ăn ngon, tinh thần tỉnh táo, bệnh tật bớt dần thì đấy là tập đúng, rất ít khi tập sai, tỷ lệ tập sai không tới 1%. Sau khi tập đại đa số thấy đều có phản ứng nhưng về hiệu quả thì rất khác nhau nguyên nhân chính là tư thế khi tập có thích hợp với thể chất người tập hay không.
11. Lúc bắt đầu tập nên chú ý đến điểm nào?
Nửa thân trên buông lỏng: thượng – hư. Nửa thân dưới giữ chắc: hạ – thực. Tay ra phía trước; không dùng lực (nhẹ). Vẫy tay ra phía sau có dùng sức (nặng). Tập đếm số lần vẫy tay ngày một tăng, ngày ba buổi tập, kiên quyết “tự chữa bệnh cho mình”
12. Trạng thái tinh thần lúc tập:
Có liên quan gì đến hiệu quả không? Có ảnh hưởng rất lớn! Hết lòng tin tưởng. Kiên quyết tới cùng. Tập đủ số nhất định. Lòng còn nghi hoặc, còn bị động dư luận ngoài. Thấy phản ứng đã lo sợ, bỏ tập thì làm gì có kết quả.
Tóm lại có mấy điều cần lưu tâm:
a. Khi tập luôn bấm mấy ngón chân, thóp lỗ đít, để giữ tư thế “thượng hư – hạ thực”
b. Vẫy tay từ ít tới nhiều đạt tới 1800 cái trở lên mới có hiệu quả.
c. Có phản ứng đừng ngại mà ngừng tập, vì đó là diễn biến tốt, cứ tập số đếm như cũ qua phản ứng sẽ tăng số lần vẫy tay lên
d. Kiên trì quyết tâm luyện tập, tin tưởng “các bệnh tật sẽ khỏi”
e. Vững lập trường, không hoang mang vì dư luận, lạc quan với cuộc sống, chỉ cần niềm tin bằng hạt cải là có thể dời núi (nghĩa bóng là vững niềm tin mà tập luyện đến nơi đến chốn thì bệnh nguy nan như trái núi thì cũng rời phải khỏi người).
f. Có quyết tâm là thực hiện ngay, càng để chậm là ngần ngại càng khó khăn thêm, càng lâu khỏi bệnh
Những phản ứng phụ thời gian đầu khi tập dịch cân kinh:
1) Đau buốt.
2) Tê dại.
3) Lạnh.
4) Nóng.
5) Đầy hơi.
6) Sưng.
7) Ngứa.
8) Ứa nước giải.
9) Ra mồ hơi.
10) Cảm giác như kiến bò.
11) Giật gân, giật thịt.
12) Đầu khớp xương có tiếng lục cục.
13) Cảm giác máu chảy dồn dập.
14) Lông tóc dựng đứng.
15) Âm nang to lên.
16) Lưng đau.
17) Máy mắt, mi giật.
18) Đầu nặng.
19) Hơi thở nhiều, thở dốc.
20) Nấc.
21) Trung tiện.
22) Gót chân nhức như mưng mủ.
23) Cầu trắng dưới lưỡi.
24) Đau mỏi toàn thân.
25) Da cứng, da dày rụng đi (chai chân).
26) Sắc mặt biến đi.
27) Huyết áp biến đổi.
28) Đại tiện ra máu.
29) Tiểu tiện nhiều.
30) Nôn, mửa, ho.
31) Bệnh từ trong da thịt bài tiết ra.
32) Trên đỉnh đầu mọc mụt.
33) Ngứa từng chỗ hay toàn thân.
34) Chảy máu cam.
Hướng dẫn tập Đạt Ma dịch cân kinh bằng video
Quý vị có thể tham khảo thêm video hướng dẫn luyện tập của thầy Phêrô Phạm Công Thuận
Xem thêm: Suối nguồn tươi trẻ bài tập giữ mãi tuổi thanh xuân
hay nhi. cam on thay nhe
Thưa chú,
Cháu bị đau nhức mình mẩy đã lâu. Hôm nay cháu mới tập lần đầu tiên vẫy được 600 cái thì nguyên cánh tay trái của cháu bị lạnh toát. Tại sao vậy ạ? Xin chú vui lòng giải thích giúp cháu nhé. Cháu cảm ơn chú nhiều lắm.
B tập hít thở đúng nhé hít thở sai có ngày quy luật hít thở của tự nhiên đảo ngược lại thì khó chữa đấy b
bai tap nay hay co the ap dung .cam on thay nhieu.
Tôi đã tập ” Dịch cân kinh ” từ năm 2008 đến nay, không phải tập thể dục, thể thao nữa, tất cả cac bệnh tật như Trĩ; đau dạ dạy, đường ruột, đau vai gáy; đau đầu; ra mồ hôi tay chân; mất ngủ, cận thị… đến nay đều khỏi hết, khi nào bị cảm mạo, đau bụng tôi lại vẫy cũng khỏi luôn. Tôi thấy đây là một bài tập tuyệt vời lắm, mọi người cứ kiên trì luyện tập sẽ thấy tác dụng
Cho em hỏi em bị thoát vị địa đệm, thoái hoá cột sống và thần kinh toạ có tập đc bài tập này không? Anh chị nào biết chỉ giúp em, em xin cảm ơn.
Bác tập ngày mấy lần và mỗi lần Bao nhiêu phút ạ
Dck cải cách thì khác dck nguyên thủy ở điểm nào vậy các bạn?
DCK cải cách xoay tay khi đánh ra sau con DCK nguyên thủy thì không
Thầy cho em hỏi khi khi tập vẩy tay đạt ma dịch cân kinh khi nguăc tay sau lưng thì thấy hai trái thận theo lưng, bò lên theo cột sống và vai , cảm thấy dễ chịu. Nhưng tại sao em tập không thấy gì cả thầy. Thầy có thể hướng dẫn cho em được không ạ. Em xin cảm ơn thầy.
Tôi cũng đã tập được 2 năm nay. Cảm thấy rất có hiệu quả phòng cảm mạo. Cả năm không bị cảm. Không phải mua thuốc
Đạt ma là Bồ đề Đạt Ma sư tổ của Thiền tông Trung hoa chứ không có đạt lai lạt ma nào hết. Ông đến TQ từ tk thứ 6 sau công nguyên
Cho em hỏi em bị thoát vị địa đệm, thoái hoá cuộc sống và thần kinh toạ có tập đc bài tập này không? Anh chị nào biết giữ giúp em, em xin cảm ơn.
Bệnh gì cũng tập đk nha bạn, khi máu huyết lưu Thoòng mọi bệnh tật sẽ tiêu trừ. Mình đau bụng kinh kinh niên, năm 2016 mình kiên trì tập khoảng 8 tháng hết lúc nào ko hay. Nhưng do tính lười và ko kiêng định mình đã bỏ giờ nghĩ lại tiếc. Giờ lại bắt đầu lại từ đầu nè. Bởi zậy ai đã tập thì đừng bỏ nhé, ko có thuốc nào hay hơn đâu. Cảm ơn tổ sư!!!
Trước tập uống 0.5 L nước vậy, mỗi ngày tập 3-4 lần thì lần nào cũng uống như vậy à các bạn, có nhiều quá ko ạ?
Em bị suy giãn tĩnh mạch chân, gân nổi xanh nogằn ngoèo thì tập Vẩy tay dịch cân kinh co hết không? Vì giãn tĩnh mạch thì không nên đứng lâu 1 chỗ, nhưng vẩy tay dịch cân kinh thì phải đứng 1 chỗ vẩy ít nhất 30phút, nên em cũng băn khoăn không biết nó sẽ làm bên thuyên giảm hay tăng lên? Em xin chân thành cảm ơn.
Nếu vậy, thời gian đầu bạn hãy ngồi trên một cái ghế, nhưng nhớ những quy tắc cơ bản, ngồi vẫn phải nhíu hậu môn, mười ngón chân phải bám chặt dưới nền đất là được. Sau một thời gian là bệnh của bạn sẽ hết luôn đó. Sau một thời gian bệnh bạn thuyên giảm thì nên đứng lên để có thể đạt được kết quả tối ưu nhé. Và điều đặc biệt quan trọng là phải tập hàng ngày, chứ tập gián đoạn, ngày tập ngày nghỉ sẽ khó có kết quả bạn nhé.
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRÚ TAM BẢO
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.
em bi dau hau mon nen khong the nhieu hau mon dc v tap k nhieu hau mon dc k ah
Cho tôi hỏi, tôi tập ĐK đã 5 năm rồi,tôi thấy một số bện mãn tính có thuyên giảm như hen suyễn, viêm xoang , viêm đại tràng co thắt. nhưng tôi thấy huyết áp lại tăng nhịp tim đập nhanh hơn bình thường. Vậy nguyên nhân có phải do tập ĐK không.
Đạt ma tổ sư viên tịch năm 543 đời Ngụy minh Đế thì ai từ ấn độ sang Trung quốc năm 917 sau Tây lịch ?
Bài viết có chút nhầm lẫn về mốc thời gian, mình đã đính chính lại. Cảm ơn bạn!
Sao mình tâp bi nặng đầu da đầu bi tê có nên tâp tiếp ko
Trong lúc tập bạn hãy để đầu óc thư giãn, đừng nghĩ gì hết. Mới bắt đầu tập bạn nên tập ít và tăng dần theo số lượng như trong bài viết sẽ không bị nữa.
Anh cho em hỏi lúc đưa tay lên hít vào , phất tay xong thở ra đúng ko ạ ?
Nêu vậy thì 1 nhịp hít thở nhanh quá , em làm thử nhưng không theo kịp nhịp hít thở này ? chưa tới 2s 1 nhịp hít thở.
Tôi đưa ra câu hỏi ngày 19/12/ 218 nhưng vẫn chưa được giải đáp. Vậy mong thầy Thuận giải đáp giúp để tôi yên tâm tiếp tục tập
Chào anh Trần Hòa, ở mục lưu ý số 5 mình có nói “bệnh huyết áp cao thì nên vẫy tay chậm và nhẹ”. Huyết áp biến đổi là 1 trong những phản ứng phụ mình cũng có nói bên dưới. Anh tập nhẹ lâu dần huyết áp sẽ ổ định
Hít thở tự do nhé bạn Duy.
Xin Quý Vị cho em hỏi, đối với bài tập này chân có nhất thiết phải đi chân đất không ai? Xin cảm ơn mọi người mong được giải đáp thắc mắc ạ!
Khi tập cần đi chân đất thì tốt hơn, nhưng những ngày rét có thể đứng trên thảm, lưu ý là vẫn phải bấm mười đầu ngón chân
Bạn ơi. Tôi mới tập DCK dc 2 tuần. Nhưng sao cơ thể của tôi lại giảm cân vậy. Tôi đang lo k biết vì sao lại giảm nh. Tôi cao 1.58. Cân nặng trước đây là 58-60 hoặc 62ky.
Liệu việc giảm cân nh như vậy có ảnh hưởng đến sức kboe3 của tôi k bạn ơi
DCK thuc ra chi ;la mot mon the duc cu dong toan than nhat la co hoanh va luc phu ngu tang danh thuc toan dien co the…do do no lam thay doi khi huyet va mang lai mot suc song moi cho co the,chu chang co gi la huyen bi hay la lung cua nguoi tap luyen.. So lan tap luyen khong can nhieu toi tren 1800 lan, ma chi can 500 lan la du, sang ,chieu cho 500 lan la du cho hoat dong co the Tuy nhien neu ban khoe manh co du suc tap nhieu hon thi rat tot cho co the.nhung dung thai qua keo bat cap,.
Dieu ma ban can biet la Dr Tran Dai Sy tim hieu ve DCK, voi nguoi Em Tran Huy Quyen dang cho chung ta kham phuc va ton trong ,;nguyen ban cua DCK la 12 thuc va chang co ai biet ro hon ve DCK cua to su DAT MA phai THIEU LAM., con DCK ma ta dang tap luyen (vay tay 1800 lan) va rat pho bien o A chau la DCK Viet Nam no xuat hien chi sau khi nha van KIM DUNG cho ra doi (sau nam 1963) nhung tac pham ve vo hoc nhu VO LAM NGU BA,THIEN LONG BAT BO.CO GAI DO LONG… DCK chi la vay tay 1800 lan 1 ngay chi la mot mon THE DUC co ich cho nhieu nguoi chu khong lam hai ai (tru khi ban bi me tin
,cuong dien vi no)……,
tôi thấy có người tập thì đổ mồ hôi, riêng tôi tập đến 2,000 cái mà ko đổ tí mồ hôi nào mặc dù tôi vẫy nhanh và mạnh, vậy có phả tôi tập sai ko? xin cảm ơn
Thuypham: bạn nên xem & nghe thật kỹ hướng dẫn ít nhất 3 lần và tập theo thời gian dài, ko tập nhanh và mạnh. Quan trọng là tập đúng và cần phải có thời gian để lắng nghe cơ thể mình. Cứ từ từ tập bạn nhé, chúc bạn thành công.
Toi tap ditch chan kinh da duoc gan ba thang . Toi bi tri noi va hom qua khi Di cau toi bi ra mau , den toi thi Khong Di cau Nhung van ra mau . Vay khong biet co nen tap tiep khong? Va toi tap moi buoi sang nua tieng, khong he chay mo hoi va cung van ngu khong duoc nhung nguoi van khoe manh . Hom qua ra mau nen toi so va da Ngung tap . Vay co the cho toi biet la Phai Lam sao vi toi so neu tap tiep SE bi loi tri ra ngoai mac du toi cung van muon tap tiep. Toi xin cam on va rat mong cho su hoi dap cang som cang tot.. Xin cam on rat nhieu.
Chào bạn Lan Nguyen,
Theo như mình được biết bệnh trĩ chủ yếu là do bị táo bón gây ra.
Tập Dịch Cân Kinh phòng tránh được táo bón, chữa được bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.
Do vậy bạn cứ kiên trì tập luyện bình thường nhé, trước mắt bạn giữ nguyên số lần tập như hiện tại, khoảng 1, 2 tuần sau không còn bị ra máu nữa thì hãy nâng số lần tập lên tùy theo tình hình sức khỏe của mình => hãy lắng nghe cơ thể mình bạn nhé.
Đừng lo sợ, bỏ tập khi cơ thể của mình có những phản ứng.
Có phản ứng là có khỏi bệnh!
Bạn có thể tham khảo một số video hướng dẫn theo link bên dưới của mình bạn nhé.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công!
https://www.youtube.com/playlist?list=PL_SKiLd2ZbnZfs6RwWFGU6RCLods0B10j
Nguoi thì tập tay có nguoi thì nhún cả chân. Cho toi hỏi hình thức vẩy tay nào là đúng?
Chiêu thức nguyên thủy không có nhún chân bạn
Thầy cho em hỏi, lúc vẩy tay ra sau thì nhíu hậu môn, lúc trả tay về trước thì không nhíu nữa? Hay cứ nhíu suốt trong lúc tập ạ?
Lúc đánh tay ra sau bạn
Chào bạn Thiện Trị,
Bài tập cơ bản như hướng dẫn ở phía trên, thì mình sẽ nhíu hậu môn trong suốt thời gian tập bạn nhé.
Ngoài ra còn có một số động tác Dịch Cân Kinh biến thể khác, trong đó có động tác nhíu hậu môn khi đánh tay ra phía sau, nhả hậu môn ra bình thường khi đưa tay về phía trước.
Bạn có thể tham khảo một số video hướng dẫn trong đường link bên dưới của mình bạn nhé.
Chúc bạn tập đúng, mạnh khỏe và thành công!
https://www.youtube.com/playlist?list=PL_SKiLd2ZbnZfs6RwWFGU6RCLods0B10j
e xem mấy trang khác lại hướng dẫn là đầu lưỡi chạm nứu răng trên, thế có đúng không ạ?
Đúng bạn, làm vậy để điện năng được lưu thông và giảm tiết nước bọt
cho mình hỏi thêm là tập xong
chờ ráo mồ hôi có tắm được không vậy bạn?
cho mình hỏi thêm là khi tập xong ráo mồ hôi có tắm liền được không vậy bạn?
Chào bạn Trung Hậu,
Sau khi tập xong, bạn nghỉ ngơi khoảng 30 phút để khô ráo hẳn mồ hôi, lỗ chân lông khép kín lại bình thường rồi mới đi tắm bạn nhé.
Bạn có thể tham khảo một số video hướng dẫn trong đường link bên dưới của mình nhé.
Cám ơn bạn, chúc bạn mạnh khỏe!
https://www.youtube.com/playlist?list=PL_SKiLd2ZbnZfs6RwWFGU6RCLods0B10j
Tôi gặp khó khăn trong việc thót hậu Môn, tôi bị mất tập trung khi vừa phải thót hậu môn vừa vẩy tay. Hướng dẫn giúp tôi với
Chào bạn Hạnh
Lúc mới bắt đầu tập Dịch Cân Kinh thì hầu như ai cũng bị thiếu xót động tác này, động tác khác.
Tập luyện theo thời gian, mình tự điều chỉnh lại những động tác bị sai, thiếu xót, dần dần các động tác của Dịch Cân Kinh sẽ trở thành phản xạ vô điều kiện.
Bạn cứ kiên trì tập luyện hằng ngày, ít nhất 2 lần / ngày bạn nhé.
Xem đi xem lại các tài liệu hoặc video hướng dẫn để nắm vững được các động tác cơ bản của Dịch Cân Kinh thì sẽ giảm được sai xót.
Bạn có thể tham khảo một số video hướng dẫn trong đường link bên dưới của mình nhé.
Cám ơn bạn, chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
https://www.youtube.com/playlist?list=PL_SKiLd2ZbnZfs6RwWFGU6RCLods0B10j
bệnh khớp gối tập bài này được không ạ
Chào bạn Minh,
Bệnh khớp gối hoàn toàn tập được Dịch Cân Kinh bạn nhé.
Kiên trì tập luyện đúng phương pháp theo thời gian lâu dài, bệnh khớp sẽ thuyên giảm và khỏi.
Nếu đau khớp gối không đứng được thì bạn có thể ngồi trên một chiếc ghế đôn, vẫn phải tuân thủ các hướng dẫn như bấm đầu ngón chân chặt xuống thảm hoặc mặt đất, nhíu hậu môn, lưỡi chạm nướu chân răng bên trên, đầu nhìn thẳng, tinh thần thoải mái không nghĩ lung tung,…
Sau một thời gian tập, nếu đứng lên được thì cố gắng đứng lên để tập thì sẽ có hiệu quả cao hơn bạn nhé.
Bạn có thể tham khảo một số video hướng dẫn theo đường link bên dưới của mình nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
https://www.youtube.com/playlist?list=PL_SKiLd2ZbnZfs6RwWFGU6RCLods0B10j
E tập sáng tầm 600 cái mà sao về đau tay và chân nhức nhối, căng cơ đau như sắp chuột rút vậy, cho w hỏi sai gì không
Chào bạn Ti,
Đau buốt, Tê dại, Đau mỏi toàn thân, Đau lưng,….. tất cả đều là phản ứng của Dịch Cân Kinh, không có gì phải lo lắng bạn nhé.
Thời gian đầu bạn nên tập từ số lần ít trước rồi từ từ tăng dần số lần tập lên theo thời gian và theo tình trạng sức khỏe của mình.
Khi gặp phản ứng thì mình giữ nguyên số lần tập hiện tại, tập luyện kiên trì ít nhất 2 lần / ngày, khi nào hết phản ứng thì mình mới tăng số lần tập lên bạn nhé, và nhớ lắng nghe cơ thể của mình rồi tập luyện cho phù hợp.
Xem đi xem lại các tài liệu hoặc video hướng dẫn để nắm vững được các động tác cơ bản của Dịch Cân Kinh thì sẽ giảm được sai xót khi tập luyện.
Bạn có thể tham khảo một số video hướng dẫn trong đường link bên dưới của mình nhé.
Cám ơn bạn, chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
https://www.youtube.com/playlist?list=PL_SKiLd2ZbnZfs6RwWFGU6RCLods0B10j
cho em hỏi gan nhiễm mỡ tập DCK hết không ạ?
Chào bạn Phan Nghĩa,
Theo nhiều tài liệu về Dịch Cân Kinh, thì khi tập Dịch Cân Kinh đúng phương pháp, tập thường xuyên một thời gian sẽ làm tiêu tan mỡ trong máu, mỡ trong gan, đem lại sức khỏe cho Thận, đường Ruột, Bao Tử, Tim Mạch, Huyết Áp, Gan, Mật,….
Vậy nên bạn cố gắng kiên trì tập luyện đúng phương pháp, thường xuyên, tập lên ngưỡng 1800 cái vẫy tay cho một lần tập (khoảng 30 phút).
Hy vọng Bạn sẽ khỏe mạnh hơn, tan biến hết bệnh tật.
Bạn có thể tham khảo một số video hướng dẫn theo đường link bên dưới của mình nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
https://www.youtube.com/playlist?list=PL_SKiLd2ZbnZfs6RwWFGU6RCLods0B10j
Nhìn con người Chú thật phúc hậu, vui vẻ, hiền lành, khoẻ mạnh!!!