Chuyển tới nội dung

Quả báo của sự hưởng thụ

Mỗi người khi sanh ra trên cuộc đời này đều có hoàn cảnh khác nhau. Người giàu có, kẻ bần cùng, người thông minh, kẻ dốt nát, đẹp hay xấu, thành công hay thất bại, thọ mạng hay yểu mạng, v.v… tất cả những sự khác biệt ấy đều do phước báu của mỗi người qui định. Khi sống, chúng ta đã làm những điều thiện – ác lẫn lộn. Thiện đem đến thành quả tốt đẹp, an vui do chúng ta biết nỗ lực làm lành, biết đem lại lợi ích an vui cho con người, hoặc đã có những công trình cống hiến cho sự tiến bộ của xã hội loài người. Còn ác thì ngược lại, ta đi gieo rắc những mầm tang thương, khổ đau, mất mát trong lòng người, rồi gặt quả chẳng lành. Do không làm chủ hành vi trong tạo tác, chúng ta đã gieo mầm thiện, ác bất nhất. Cho nên, khi sanh ra trên cõi đời này ta cũng vô hình mang theo bên mình hai phần phước báu và nghiệp lực. Ta không thể nào xác định được con số chính xác những gì ta mang theo, cũng không có đơn vị nào để đo lường như kg, m3, km, hay năm ánh sáng để đo phước báo và mầm tai vạ đi theo mình. Vì nó vô hình, chỉ có Chư Phật, chư Bồ tát mới thấy hết, biết hết mà thôi. Nhưng cũng có thể xác định được ở phạm vi tương đối. Qua cách đánh giá thông thường của thế gian là căn cứ vào quốc độ, nước ta, thu nhập GDP bao nhiêu USD/1 năm, có chiến tranh hay không có chiến tranh, thiên tai có thường xảy ra hay không, rồi thân thế, sự nghiệp, sức khỏe, học vấn… của mỗi cá nhân để chúng ta xác định phước báu của mỗi người.

Trong thời buổi hiện nay, vật chất đang hưng thịnh. Con người luôn chạy theo lối sống hưởng thụ, thích tư duy thực tế, không thích cái gì thuộc về triết lý, hay đạo lý làm rối rắm tâm tư, không nghĩ đến chuyện mai sau. Ðại khái như nghĩ : Sống phải biết hưởng thụ, thà một phút huy hoàng để rồi chợt tắt, không có chuyện đời sau, không có nhân quả báo ứng…, cứ nhắm tới mục tiêu của mình bằng mọi cách, kể cả thủ đoạn. Cứ theo lý mà suy thì còn đâu tư tưởng mà nghĩ đến chuyện làm phước nói chi chuyện tiết kiệm ? Người nghèo thì đâu có dư mà gieo phước, nếu có thì cũng ít oi. Còn người giàu có thì ham làm giàu thêm, đầu óc luôn bận rộn nơi thương trường, sổ sách, lãi lời, hơn thua, còn thời gian đâu mà lo chuyện làm phước. Giàu laø một điều kiện rất tốt để gieo trồng phước báu cho mình. Nhưng nếu không biết vận dụng cơ hội thì chỉ là sự hưởng thụ quả báo lành của đời trước. Hưởng mà không biết tạo ra cái mới để dành thì một ngày nào đó cũng trắng tay. Thật đáng tiếc vậy !

Cho nên, vấn đề làm phước không phải ở giàu nghèo mà vấn đề là ở TÂM. Ta có quan tâm tới vấn đề tác tạo phước đức hay không? Nếu chúng ta cứ chạy theo lối sống hưởng thụ, tìm cầu cảm giác mạnh qua các trò chơi, tiêu xài lãng phí, thì hậu quả ê chề cũng sẽ chờ đón chúng ta.

Mời quý Phật tử nghe bài pháp thoại Quả báo của sự hưởng thụ do Thầy Thích Thiện Tuệ giảng tại Tu Viện Như Giác (Củ Chi, Hồ Chí Minh) ngày 18-07-2020

5/5 - (4 bình chọn)

1 bình luận trong “Quả báo của sự hưởng thụ”

  1. NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO
    Nguyện đem công đức này
    Hướng về khắp tất cả
    Đệ tử và chúng sanh
    Đều trọn thành Phật đạo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 

Powered by hangphatcandle.com
DMCA.com Protection Status